LỒNG RUỘT ở trẻ: Biểu hiện và Cách khắc phục kịp thời
Đến với bệnh viện nhi trung ương, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều tình trạng trẻ nhỏ bị bệnh. Một trong những căn bệnh mà rất nhiều trẻ gặp phải hiện nay là bệnh “lồng ruột”.
1. Thế nào là bệnh lông ruột và nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này.
Căn bệnh lồng ruột này xảy ra chủ yếu là trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi. Đây là tình trạng một đoạn ruột trên không ở đúng vị trí mà lồng vào một đoạn ruột khác làm tắc nghẽn quá trình hoạt động của đường ruột cũng như hệ tiêu hóa.
Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào xác định được nguyên nhân của căn bệnh này. Nhưng theo các chuyên gia, căn bệnh này xảy ra chủ yếu là do đường ruột của trẻ vẫn còn chưa hình thành nếp rõ ràng. Chính bởi vậy, khi có sự tác động như việc bố mẹ tung hứng trẻ hay việc trẻ nghịch, vật lộn thường xuyên làm cho đường ruột bị lồng vào nhau. Bên cạnh suy nghĩ trên, các chuyên gia còn cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị lồng ruột còn do một số bệnh lý liên quan đến đường ruột (hệ tiêu hóa), hệ hô hấp còn non yếu của trẻ.
2. Biểu hiện của căn bệnh lồng ruột ở trẻ.
Bệnh lồng ruột thường có biểu hiện đầu tiên là đau bụng. Những cơn đau thường diễn ra thành từng cơn. Sau cơn đau, trẻ lại chới đùa bình thường. Tuy nhiên, những cơ đau sẽ nhanh chóng xuất hiện lại đau hơn trước. Khoảng cách giữa các cơn đau cũng ngày càng được rút ngắn. Sau khi bệnh trở nặng sẽ xuất hiện tình trạng nôn trớ, đi ngoài ra máu, sốt cao, li bì dẫn đến tình trạng hôn mê.
Bệnh lồng ruột thường xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi, đây là lứa tuổi trẻ vẫn chưa nhận thức được việc đau cũng như là chưa nói được chính xác cơn đau nên bố mẹ rất khó có thể đoán được bệnh. Chính bởi vậy, nếu trong trường hợp trẻ đang chơi đừa bình thường mà khóc thét và ôm bụng thì khả năng trẻ bị lồng ruột là rất cao. Bố mẹ nên thường xuyên chú ý đến những biểu hiện này vì chỉ cần để sau một ngày bệnh sẽ có những diễn biến rất nguy hiểm cho trẻ là phần ruột bị lồng sẽ bị hoại tử, nếu để có thể khắc phục tình trạng này trẻ sẽ phải thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ phần ruột trên. Ngoài ra, nếu để trong thời gian dài phần ruột hoại tử sẽ dẫn đến việc nhiễm trùng hệ tiêu hóa gây khả năng trẻ tử vong rất cao. Đây là căn bệnh thường diễn ra rất nhanh và bất ngời chính bởi vậy, sau khi phát hiện dấu hiệu ở trẻ thì bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thực hiện tháo lồng ruột.
3. Cách xử lý trẻ bị lồng ruột.
Lồng ruột nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ có những nguy hiện cho trẻ. Tuy nhiên, nếu khi phát hiện ra bệnh bố mẹ đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời thì quá trình tháo lồng cho trẻ sẽ diễn ra rất dễ dàng và đơn giản.
Trước tiên, các bác sĩ sẽ phải xác định chắc chắn trẻ có bị lồng ruột hay không bằng các chụp X – quang và siêu âm ổ bụng. Trong tình trạng nhẹ các bác sĩ sẽ thực hiện tháo lồng bằng hơi qua đường hậu môn. Các bác sĩ sẽ bơm hơi dần dần vào đường ruột cho trẻ với một lực vừa đủ để khối lồng được tháo ra hoàn toàn.
Sau khi khối lồng được tháo bỏ trẻ sẽ lập tức có hiện tượng nôn trớ vào “xi hơi”. Đây chính là dấu hiện đế biết khối lồng đã được tháo bỏ hay chưa?
4. Một số chú ý chăm sóc trẻ sau khi tháo lồng ruột.
Sau khi tháo lồng bố mẹ nên theo dõi trẻ trong vòng 3 giờ xem trẻ còn hiện tượng gì không. Nếu trong 3 tiếng có trẻ có bất kỳ hiện tượng như tiếp tục đau bụng thì báo ngay cho bác sĩ. Nếu trẻ không có hiện tượng đau bụng thì bố mẹ có thể cho trẻ ăn nhẹ những thức ăn lỏng và tiếp tục theo dõi trẻ trong 3 tiếng tiếp theo.Một vấn đề mà bố mẹ cũng nên chú ý là sau khi bi lồng ruột trẻ rất có thể bị lồng ruột lại. Chính bởi vậy bố mẹ nên chú ý không cho trẻ hoạt động, vật lộn cũng như tránh thực hiện việc tung hứng trẻ. Ngoài ra. Sau khi tháo lồng cho trẻ bố mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa tránh cho việc hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều.
Để có thể bảo vệ sức khỏe cho con trẻ, bố mẹ nên có những kiến thực nhất định về căn bệnh này cũng như có những quát sát, chú ý đến những biểu hiện của con trẻ.
Nguồn: http://www.baohanoi.net