News Ticker

Menu

Hiện tượng tụt lợi gồm những gì? cách chữa trị như nào?

Hiện tượng răng bị tụt lợi không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn làm cho thẩm mỹ hàm răng bị giảm sút nghiêm trọng. Xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng này bệnh nhân sẽ tìm được giải pháp khắc phục phù hợp, nhanh chóng lấy lại hàm răng khỏe mạnh, nướu săn chắc và hồng hào.

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng răng bị tụt lợi

Hiện tượng răng bị tụt lợi là bệnh lý răng miệng thường gặp, tuy nhiên không phải ai cũng nhận biết được hết những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Tụt lợi do chải răng quá mạnh
Bờ nướu răng thông thường ôm sát khít với chân răng, không để lộ cổ chân răng. Tuy nhiên, nếu hàng ngày bạn sử dụng bàn chải cứng để chải răng, chải răng không đúng cách với mặt ngoài của răng sẽ khiến cho nướu bị tổn thương, không còn ôm sát vào chân răng, cổ răng bị mòm. Quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra hiện tượng răng bị tụt lợi.
Chải răng quá mạnh với bàn chải đánh răng cứng gây ra hiện tượng răng bị tụt lợi

Tụt nướu do bệnh lý
Nếu trước đó bạn mắc phải các bệnh lý như viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu thì việc nướu răng bị tụt là điều dễ hiểu. Khi phần lợi phản ứng lại với sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh sẽ thay đổi màu sắc từ hồng sang đỏ tía, nướu bị tổn thương, sưng tấy, nên không còn bám dính chắc vào phần chân răng sẽ bị tụt dần xuống, bạn sẽ có cảm giác như răng dài ra do bị lộ cổ chân răng.
Tụt lợi cho sang chấn
Các sang chấn khớp cắn khi nắn chỉnh răng cũng là nguyên nhân làm trầm trọng thêm sự co kéo của nướu về phía chóp chân răng, kích thích tăng sinh biểu mô, gây viêm tại chỗ.
Nếu sự co kéo vượt quá mức chịu đựng của các phanh môi, má sẽ thường gây ra hiện tượng răng bị tụt lợi, nhất là đối với hàm răng dưới.
Hệ quả sau khi niềng răng cũng là co kéo phanh môi, má, lợi bị co lại về phía chóp chân răng

2. Cách khắc phục hiện tượng răng bị tụt lợi

Đối với những nguyên nhân gây ra hiện tượng răng bị tụt lợi khác nhau sẽ có các cách khắc phục khác nhau.
Chăm sóc răng miệng cẩn thận và chu đáo
Hãy bỏ thói quen dùng bàn chải đánh răng cứng để chăm sóc răng miệng, thay vào đó nên sử dụng loại bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng, kỹ lưỡng, đảm bảo loại bỏ được hết những cặn vụn thức ăn trong khoang miệng sau khi ăn.
Lấy cao răng thường xuyên
Cao răng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng thường gặp. Chính vì thế, mỗi bệnh nhân cần lấy cao răng thường xuyên và định kỳ 6 tháng/ lần để làm sạch khoang miệng, loại bỏ nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây bệnh, giúp răng miệng sạch sẽ, hơi thở thơm mát hơn.
Hàn trám cổ răng
Giải pháp nhanh chóng khắc phục tình trạng răng tụt lợi là hàn trám cổ chân răng
Đối với những bệnh nhân bị tụt lợi do sang chấn, hoặc do nắn chỉnh răng mà lợi co kéo mạnh về phía chóp chân răng thì hàn trám cổ răng bằng vật liệu trám chuyên dụng giúp răng không còn cảm giác dài, hạn chế tình trạng mòn cổ chân răng gây ê buốt răng.                                                       
Ghép vạt lợi
Hiện tượng răng bị tụt lợi ở thể nặng bác sỹ sẽ chỉ định ghép vạt lợi, ghép các niêm mạc ở vùng răng kế cận (không dùng thêm vật liệu ghép) bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng, cổ răng.
Tụt lợi lâu ngày không được chữa trị triệt để sẽ khiến cho răng trở lên nhạy cảm do bị lộ rõ ngà răng, đồng thời gây ra tình trạng răng lung lay, nặng hơn có thể làm rụng răng.
Tìm hiểu thêm:

Share This:

Post Tags:

Báo Hà Nội

Các bạn đang đọc bài viết trên Báo Hà Nội nếu các bạn thấy bài viết mà chúng tôi chia sẻ là hữu ích thì các bạn vui lòng LIKE và SHARE để ủng hộ chúng tôi